Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2013

ĐIỀU GÌ ĐÃ LÀM NÊN HUYỀN THOẠI MỘT TƯỚNG GIÁP


Khi tìm hiểu về thân thế sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, xem những bức ảnh tư liệu về Ông, Mây Hồng luôn thấy có nhiều bức hình Ông chụp cùng với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong những bức hình đó, Mây Hồng xem mà có cảm tưởng như có thể thấy được tình cảm thương yêu, trìu mến, tin tưởng và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho Tướng Giáp, cũng như tình cảm vô cùng trân quý và biết ơn của Tướng Giáp dành cho Chủ tịch.

Và một câu hỏi mà Mây Hồng bấy lâu nay đi tìm mà chưa có lời giải: ĐIỀU GÌ ĐÃ LÀM NÊN HUYỀN THOẠI MỘT TƯỚNG GIÁP? Thì đến bây giờ Mây Hồng đã có thể trả lời chắc chắn được rồi.




CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH CHÍNH LÀ NGƯỜI ĐÃ MANG ĐẾN CHO NHÂN DÂN VIỆT NAM MỘT HUYỀN THOẠI LÀ TƯỚNG GIÁP.

Chính Người đã nhìn thấy bản lĩnh của một thiên tài quân sự lỗi lạc ẩn giấu bên trong vẻ mộc mạc, chân chất của một thày giáo trường làng.

Chính Người đã tin tưởng giao trọng trách cầm quân và sứ mệnh lịch sử hệ trọng nhất của dân tộc cho một người rất trẻ tuổi và tưởng chừng như khả năng và sở trường chẳng có gì liên quan đến quân sự.




TƯỚNG GIÁP là một thiên tài về dùng binh, còn CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH là một thiên tài về dùng người.

TƯỚNG GIÁP là một Tổng tư lệnh chỉ huy quân sự lỗi lạc trên chiến trường, còn CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH là một Tổng tư lệnh chỉ huy chính trị và quân sự lỗi lạc trên mọi trận địa.





ĐIỀU ĐÃ LÀM NÊN HUYỀN THOẠI MỘT TƯỚNG GIÁP chính là tình cảm và sự tin tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho Vị tướng trẻ tuổi đã mang đến một bệ phóng để TƯỚNG GIÁP liên tiếp ghi những chiến công báo đáp công ơn tới Người Lãnh tụ vĩ đại đã rất mực yêu thương và tin tưởng tuyệt đối vào mình.

Mây Hồng 5/10/2013




Xem bài đăng nguồn hình ảnh ở đây

Những bức ảnh lịch sử về Tướng Giáp 


Thứ sáu, 04/10/2013, 20:49 (GMT+7)
Cuộc đời và sự nghiệp lẫy lừng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được phác họa chân thực, sống động qua những bức ảnh lịch sử.
Những bức ảnh dưới đây phần nào phác họa chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhà chỉ huy quân sự tài ba lãnh đạo nhiều chiến dịch lớn giải phóng dân tộc.
 - 1
Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/8/1911. Năm 37 tuổi, ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh trao quân hàm Đại tướng.
 - 2
Đại tướng và phu nhân, bà Quang Thái trong một lần chụp ảnh tại Hà Nội. Bà là người vợ đầu của tướng Giáp, là em nhà cách mạng Nguyễn Thị Minh Khai và là thân mẫu của tiến sĩ Võ Hồng Anh. Bà Thái sinh năm 1915, hy sinh năm 1944. 
 - 3
Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp làm việc tại chiến khu Việt Bắc năm 1949.
 - 4
Năm 1950, trên đường đi chiến dịch biên giới, Đại tướng thăm Chủ tịch Hồ Chí Minh. 
 - 5
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng cùng Trung đoàn trưởng Thái Dũng (ngồi bên trái) nghiên cứu sơ đồ tác chiến chiến dịch biên giới. 
 - 6
Đại tướng cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng dự Đại hội thể dục thể thao quân đội tại Câu lạc bộ Quân nhân Hà Nội (1959). 
 - 7
Cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phó Thủ tướng Phạm Hùng với Đoàn đại biểu anh hùng chiến sĩ thi đua các lực lượng vũ trang quân giải phóng miền Nam ra thăm miền Bắc (11/1/1965). 
 - 8
Khen ngợi nhân dân địa phương và anh chị em công nhân đội vận tải thuyền sông Gianh (Quảng Bình) đã góp phần tích cực vận chuyển hàng ra tiền tuyến (1968). 
 - 9
Thăm đơn vị lão dân quân Hoằng Hóa (Thanh Hóa), đơn vị bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng trường tại lễ duyệt binh nhân ngày Quốc khánh 2/9/1973.
 - 10
Cùng Tư lệnh Đồng Sĩ Nguyên và Chính ủy Đoàn 559 Đặng Tính nói chuyện tại một lán rừng Trường Sơn (3/1973). 
 - 11
Đại tướng chụp ảnh cùng Tổng Bí thư Đảng cộng sản Liên Xô Leonid Brezhnev (giữa) và Nguyên soái Dmitriy Ustinov. 
 - 12
Tướng Giáp thăm Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế (4/1976).
 - 13
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm lại Điện Biên Phủ năm 1994.
 - 14
Đại tướng tiếp Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara năm 1995. Trong dịp gặp các phái đoàn Mỹ, Đại tướng đã giải thích cho họ hiểu rõ hơn về chiến tranh nhân dân Việt Nam: "Vị tướng giỏi nhất Việt Nam là nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Người Mỹ thua Việt Nam bởi vì chưa hiểu vị tướng ấy".
 - 15
Năm 2006, trong chuyến thăm Việt Nam, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez  đã tặng đại tướng Võ Nguyên Giáp phiên bản thanh bảo kiếm của  anh hùng Simón Bolívar.

Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2013

Đại tướng Võ Nguyên Giáp được sinh ra trên vùng đất có "nhiều điều đặc biệt"

NGUỒN BÀI ĐĂNG GỐC XEM Ở ĐÂY

theo Trích sách Võ Nguyên Giáp - Chiến thắng bằng mọi giá | 21/08/2013 06:30

Chia sẻ: 


(Soha.vn) - "Ông Võ Quang Nghiêm đã đặt cho con trai cả cái tên Giáp, hẳn là một cái tên nhiều ý nghĩa. Còn cái tên dòng họ Võ có nghĩa là sức mạnh, là võ lực, còn Giáp có nghĩa là một vật che chắn ngực khi xung trận".

Cuốn sách Võ Nguyên Giáp - Chiến thắng bằng mọi giá do Công ty sách Thái Hà phát hành đã tái hiện chi tiết cuộc đời vị tướng đại tài của dân tộc Việt Nam. Tác giả của cuốn sách - giáo sư sử học người Mỹ Cecil B. Currey - đã dành nhiều năm dày công nghiên cứu và trò chuyện trực tiếp với Đại tướng Võ Nguyên Giáp để có được những tư liệu quý giá, chân thực nhất về ông. Chúng tôi xin được gửi tới quý độc giả một số trích đoạn đặc sắc từ cuốn Võ Nguyên Giáp - Chiến thắng bằng mọi giá!
"Tại miền trung Trung kỳ, đúng hơn ở phía bắc vĩ tuyến 17, tỉnh lộn xộn nhất là Quảng Bình, tại  tổng Đại Phong, huyện Lệ Thủy có một làng không lớn, dân không đông là An Xá. Ngày 25 tháng 8 năm 1911, một phụ nữ trong làng là bà Nguyễn Thị Kiên sinh hạ được một bé trai đỏ hỏn và được chồng là Võ Quang Nghiêm đặt cho cái tên Võ Nguyên Giáp.
Ở Việt Nam, tên được cha mẹ đặt cho mới là tên chính và trong cuộc sống thường ngày chỉ gọi nhau bằng  tên cha mẹ đặt cho. Còn tên đầy đủ có cả tên dòng họ và tên đệm ở giữa chỉ được dùng trong giấy khai sinh, trong giấy tờ, sổ sách hoặc trong các dịp trang trọng khác.
Ông là con thứ sáu trong gia đình, nhưng lại coi như con trai cả vì hai con trai sinh truớc đều không nuôi được, tiếp đó là ba người chị gái thì một chị cũng mất sớm vì bệnh kiết lỵ chỉ còn hai người chị được cha mẹ đặt tên là Diễm và Liên. Tiếp sau Giáp là một người con trai nữa, Võ Thuần Nho và kế đến người con gái, đứa con út trong gia đình được đặt tên là Võ Thị Lài.
Ông Võ Quang Nghiêm đã đặt cho con trai cả cái tên Giáp, hẳn là một cái tên nhiều ý nghĩa. Còn cái tên dòng họ Võ có nghĩa là sức mạnh, là võ lực, còn Giáp có nghĩa là một vật che chắn ngực khi xung trận.
 Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Quảng Bình, sinh quán của ông cùng với hai tỉnh liền kề Hà Tĩnh và Nghệ An chiếm phần lớn của dải đất hẹp nhất nước và từ xa xưa vẫn là những vùng nghèo nhất. Đa số dân trong làng An Xá nhỏ bé là nông dân nghèo. Trừ ba bốn gia đình là địa chủ có nhiều đất đai cày cấy, còn phần lớn là những mảnh ruộng con con nhưng người ta không bắt buộc phải thuê thêm để trồng trọt.
Đất đai để canh tác chạy quanh làng là đất sỏi, đất cát, ít màu mỡ chỉ trồng được lúa và khoai lang. Dân làng phải vất vả mà sống lần hồi những phong cảnh đặc biệt vùng Quảng Bình khiến họ rất tự hào, có ba con sông lớn : sông Gianh, Nhật Lệ và Kiên Giang. Hồ Bầu Tró phía bắc Đồng Hới một cây số có hình dáng tựa như cái nghiên mực. Rồi một cái hồ thiên nhiên nữa lớn hơn gọi là Hạc Hải cũng có hình dáng tương tự. Nước hồ dù thất thường khi đầy khi vơi ăn thông sang các sông lớn đủ cung cấp cá làm phong phú bữa ăn vốn đạm bạc của người Việt từ bao đời nay.
Trên bờ hồ Hạc Hải  trồng các giống dưa đỏ nổi tiếng mà xưa kia những quả ngon nhất được đưa đi tiến vua. Không xa là đỉnh Đầu Mầu có nhiều hang động ở sườn núi làm chỗ chơi cho bọn trẻ.
Dân Quảng Bình không những tự hào về ruộng, rừng kề bên, về các ngọn núi ẩn hiện trong sương mù ở chân trời mà vì  những người con sinh trưởng nơi đây đã là những quan lại đầu triều, những nhà nho học lỗi lạc, những quan võ cận thần của vua, những nhà thơ, những bậc hiền triết được vua vời vào cung  dạy dỗ hoàng tử trưởng chuẩn bị làm người kế nghiệp ngôi báu.
Người dân An Xá là những nông dân nghèo đầy kiêu hãnh và tự hào dân tộc, được chính quyền thuộc địa cho là ương ngạnh, ngang bướng. Họ không dễ dàng chịu sự kiểm soát và ít kiêng nể giới cầm quyền dù là quan lại Trung Hoa thời Bắc thuộc xưa kia hay người Pháp sau này  kể cả quan lại người Việt được Triều Đình bổ nhiệm.
Nghe các cụ già kể lại, người dân An Xá đã từng  nổi dậy chống lại nền đô hộ thời Bắc thuộc và sau này những năm 80 của thề kỷ trước đã nhiệt liệt hưởng ứng phong trào Cần Vương chống Pháp, gần đây nhất là những cuộc nổi dậy của nông dân Trung Kỳ những năm 1930-1931. Và khi còn ở tuổi thiếu niên, Giáp còn nghe được nhiều gương đấu tranh của nông dân trong vùng hãy còn tươi rói trong tâm trí họ..."

ĐIỀU CẢM NHẬN CỦA TÔI VỀ MỘT VỊ ĐẠI TƯỚNG HUYỀN THOẠI CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM





Khi lựa chọn bức hình Đại tướng để đăng lên đầu tiên, tôi đã chọn tấm hình này. Bởi vì từ lâu, trong suy nghĩ của mình mỗi khi liên hệ tới hình ảnh VỊ TỔNG TƯ LỆNH QUÂN ĐỘI VIỆT NAM- VỊ TƯỚNG CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM đều thấy hiện lên rõ nét nhất trong tôi là một nụ cười rất đỗi hiền lành, gần gũi và bao dung- chân thật giản dị và mộc mạc như chính con người của Ông vậy.




Vẫn bảo là không được khóc, vậy mà nước mắt của tôi vẫn không ngừng rơi khi viết những dòng chữ ghi lại cảm xúc của mình về một con người huyền thoại của lịch sử dân tộc Việt Nam -  Đại tướng VÕ NGUYÊN GIÁP.

Ngày hôm qua, 4/10/2013, tức ngày 30/8 âm lịch năm Quý Tỵ, vào lúc 18h09' tại bệnh viện Quân đội 108 Hà Nội, đôi mắt của huyền thoại đã khép để giã biệt tất cả chúng ta đi về cõi vĩnh hằng, khép lại một đời sống của HUYỀN THOẠI nơi trần thế để đến với HUYỀN THOẠI của siêu linh vĩnh cửu.



Đại tướng VÕ NGUYÊN GIÁP- người được nhân dân Việt Nam và cả thế giới vô cùng khâm phục và ngưỡng mộ trìu mến gọi một vài tên thân thiết chỉ có hai chữ là TƯỚNG GIÁP.

TƯỚNG GIÁP – một sự minh chứng, một bằng chứng hùng hồn của những điều không thể trở thành có thể, một người hết sức bình dị mà lại làm lên cả một huyền thoại.

TƯỚNG GIÁP – tên gọi thân thương đó mỗi khi được nhắc đến chính là sự khẳng định của CHIẾN THẮNG và VINH QUANG.



Tôi vẫn tin rằng, một người đã sống như một huyền thoại thì ngay cả khi chết đi cũng để mang đến một huyền thoại. Và thời khắc mà TƯỚNG GIÁP lựa chọn để ra đi, chắc chắn là có một ý nghĩa vô cùng quan trọng với nhân dân và đất nước Việt Nam.

Phải chăng chính là lúc- cần phải thức tỉnh tất cả những trái tim ngủ yên, những trái tim từ lâu đã nguội lạnh với cống hiến và hy sinh, đã không còn tấu lên bản hòa ca của tự hào anh hùng và bất khuất, của lòng tự tôn dân tộc và thể diện…

Cái thời mà người Cha già của dân tộc đã phải ra lời kêu gọi rằng: CHÚNG TA THÌ HY SINH TẤT CẢ CHỨ NHẤT ĐỊNH KHÔNG CHỊU ĐẦU HÀNG, NHẤT ĐỊNH KHÔNG CHỊU LÀM NÔ LỆ. Đó là thời khắc lịch sử của dân tộc, mà lúc đó hình như con người Việt Nam cần được sống trong sự tôn trọng, danh dự và liêm sỉ được đặt lên hàng đầu, không phải là sự thỏa hiệp, sự dàn xếp cho những điều chỉ để sống và tồn tại. Những điều mà làm cho MỘT HUYỀN THOẠI - có thể lắm chứ, phải đau lòng mà rời bỏ chúng ta…..




Đối với tôi, TƯỚNG GIÁP là điều gì đó quá đặc biệt, một sự phi thường bên trong một con người bình thường. 

Giờ phút này đây, khi mà cả đất nước đau buồn trước mất mát bởi sự ra đi của Ông thì ngôn ngữ và văn vẻ chẳng thể lột tả và dãi bày được hết cảm xúc nên tôi sẽ không viết về nỗi đau, tôi sẽ chỉ viết về Ông với những điều đã làm Ông trở thành huyền thoại- làm Ông trở thành niềm tự hào của chúng tôi và của cả dân tộc Việt Nam.


Tự hào lắm chứ khi mà Đại Tướng của chúng ta nhận được những lời ngợi ca thán phục từ khắp năm châu bốn bể. Và chẳng có sự chính xác nào chính xác hơn khi mà một vị Tướng nhìn nhận và đánh giá về một vị Tướng. Trong một tác phẩm của mình, Tướng Peter Mac Donald, nhà nghiên cứu khoa học lịch sử quân sự người Anh, đánh giá:

“Từ năm 1944-1975, cuộc đời của Võ Nguyên Giáp gắn liền với chiến đấu và chiến thắng, khiến ông trở thành một trong những thống soái lớn của mọi thời đại. Với 30 năm làm tổng tư lệnh và gần 50 năm tham gia chính sự ở cấp cao nhất, ông tỏ ra là người có phẩm chất phi thường trong mọi lĩnh vực của chiến tranh. Khó có vị tướng nào có thể so sánh với ông trong việc kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính qui. Sự kết hợp đó xưa nay chưa từng có”.



Với tôi thì Ông chính là một huyền thoại- huyền thoại của những điều tưởng chừng không thể mà lại có thể, một Vị Tướng đi ra từ "sách vở" theo đúng nghĩa đen của từ này, khi nhà cầm quân tài ba lỗi lạc xuất thân khởi nghiệp từ một nhà giáo chứ không phải là theo đường binh nghiệp, vậy mà đã làm nên chiến công hiển hách, kỳ tích để ghi danh lịch sử dân tộc khi đã dẫn dắt đội quân đơn sơ chiến thắng cả hai đế quốc hùng mạnh nhất thế giới là Pháp và Mỹ. 

Người đã viết lên cho đời kỳ tích bằng sự khẳng định và minh chứng rằng CHỈ VỚI TINH THẦN YÊU NƯỚC VÀ DÁM HY SINH , NHÂN DÂN VIỆT NAM ĐÃ VÀ SẼ CHIẾN THẮNG MỌI KẺ THÙ, KẺ CẢ LÀ MẠNH NHẤT.

Lịch sử của loài ngoài và thế giới đã ghi danh biết bao nhiêu tên tuổi của những thiên tài và huyền thoại. Nhưng chắc chắn chỉ có một huyền thoại duy nhất là TƯỚNG GIÁP với tất cả những điều đặc biệt nhất, kỳ tích nhất như là cả một sự chứng minh đảo nghịch mọi quy luật và nguyên lý thông thường.




Một ĐẠI TƯỚNG cầm quân tài giỏi lỗi lạc mà lại không có vẻ gì bên ngoài là một Ông Tướng như tất cả sự hình dung về một người phải có vẻ lạnh lùng, quắc thước, oai phong, lẫm liệt.

Một ĐẠI TƯỚNG mà quân thù nhìn mặt, nghe tên đã khiếp sợ mà nhân dân thì thấy vô cùng thân thương và gần gũi như người anh, người cha, người Ông nhân từ ruột thịt.

Một ĐẠI TƯỚNG mà ai cũng tin rằng phải “hét ra lửa” thì nhìn lại như một Ông giáo làng. Mà đúng là Ông chỉ là một thày giáo dạy môn lịch sử- một Vị Tướng đi ra từ những trang viết, từ ngòi bút và sách vở để chuyển sang với súng ống, mưu lược và lòng quả cảm mà lại đã thành công chói lọi trên chiến trường quân sự.

Phải chăng đó chính là sức mạnh phi thường làm nên huyền thoại VÕ NGUYÊN GIÁP, sức mạnh được kết tinh từ  tình yêu nồng nàn với truyền thống lịch sử dân tộc. Tình yêu đó đã mang đến cho Ông bản lĩnh, tự tin, gan dạ, sáng tạo, quyết đoán để giúp Ông chiến thắng  và trở thành một Vị Tướng cầm quân lỗi lạc ghi tên mình vào lịch sử của Việt Nam và thế giới.


Đúng rồi, tôi đã nhận ra được một điều rất quý giá về Ông để mà cô đọng lại theo cách diễn tả của  riêng mình, đó là:

Chính vì niềm tự hào và tình yêu đối với Lịch sử của dân tộc Việt Nam, mà một thầy giáo dạy môn Lịch sử có tên là Võ Nguyên Giáp đã có quyết tâm phi thường làm nên những chiến công để viết tiếp vào những trang lịch sử vô cùng hào hùng của dân tộc.




Vĩnh biệt ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP, vĩnh biệt huyền thoại của chúng con.

Con xin được vĩnh biệt NGƯỜI THẦY GIÁO TRƯỜNG ĐỜI đã dạy cho chúng con biết rằng: khi đã yêu và hết lòng vì tình yêu đó, thì một người bình thường có thể làm nên những điều phi thường. 

Giống như nhân dân Việt Nam, vì có tình yêu với đất nước đã làm nên những trang sử chói lòa về truyền thống anh hùng, bất khuất, đánh tan mọi kẻ thù xâm lược. 

Giống như một người thày giáo yêu môn lịch sử đến mức đã dâng hiến cuộc đời mình để làm nên những trang lịch sử….

Viết đến đây thì con không thể viết tiếp được nữa… Mưa ở đâu cứ rơi xối xả trên những trang giấy, còn mắt con thì nhòe đi bởi vì tiếc thương… khi mà chúng con vừa mất đi một huyền thoại… một huyền thoại có thật ở trên đời…..





Xin được thắp nén tâm nhang tiễn biệt NGƯỜI  




Xin thành kính dâng lên NGƯỜI những ngọn nến của trái tim


 


Và bông hoa sen thơm ngát ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN NGƯỜI






Mây Hồng viết xong 19h17'
Ngày Thứ bảy 5/10/2013 (ngày 1/9 âm lịch Quý Tỵ)

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và những mốc lịch sử

Lời ghi nhớ của MH : 18h00 ngày 4/10/2013, tức ngày 30/8 âm lịch năm Quý Tỵ, Người Đại tướng huyền thoại của dân tộc Việt Nam đã từ giã chúng ta để đi về cõi vĩnh hằng. Với tất cả tình cả trân trọng, biết ơn và tôn kính, Mấy Hồng xin được đăng lại bài viết và các hình ảnh của Ông qua những mốc son lịch sử để mãi lưu giữ hình ảnh về Vị tướng lỗi lạc trên trang Blog của Mây Hồng.

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Những trăn trở về giáo dục của nước nhà


Lâu nay Mây Hồng cứ trăn trở mãi về những mặt trái của xã hội. Mặc dù có nhiều nguyên nhân, nhưng rõ ràng trong đó có sự tha hóa đạo đức, sự xuống cấp của suy nghĩ, hành động, ý thức và lương tâm. Không lẽ con người sau một thời gian “phát triển” mạnh của kinh tế thị trường lại tự xấu xí đi. Vậy vai trò của giáo dục đào tạo đâu rồi?

Bác Hồ đã dạy:
Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người.

Có phải là chúng ta đã trồng nhưng chưa đủ 100 năm, hay chúng ta chưa trồng gì cả?

Mây Hồng đang có trong đầu một câu hỏi về một sự  việc như thế  này:

Ngày 23/1/2013, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị trực tuyến tại 6 điểm cầu của cả nước về triển khai Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 và thực hiện Kết luận số 51 - KL/TW của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành TƯ Đảng. Tham dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bùi Văn Ga, cùng lãnh đạo các Vụ, Cục các trường ĐH các Sở GD-ĐT. Tham dự Hội nghị còn có lãnh đạo và đại biểu của các Ủy ban thuộc Quốc hội, VP Chính phủ các Bộ ngành trung ương và địa phương. 
(Xem bài đăng ngay phía dưới)

Đây là một Hội nghị rất quan trọng cho nền giáo dục nước nhà. Vậy mà người Lãnh đạo cao nhất, lại đồng thời chủ trì họp để triển khai  công tác GPMB của dự án xây dựng ĐHQGHN  tại Hòa Lạc.

Mặc dù dự án xây dựng ĐHQGHN  tại Hòa Lạc là một dự án được  Chính phủ rấtquan tâm, vì tầm “khó khăn đặc biệt” của nó vượt quá  khả năng thực hiện một dự án xây dựng của Việt Nam và đã được giao  cho cơ quan có chức năng cao nhất giúp Chính phủ quản lý quy hoạch và xây dựng cũng “bó tay”,  nhưng Mây Hồng thiết nghĩ nó đã  chậm và “dậm chân  tại chỗ” cả gần 20  năm nay, thì “ sớm muộn một ngày” vẫn có thể chờ đợi được, mà tại sao bộ phận tham mưu giúp việc cho Lãnh đạo không thể bố trí cuộc họp đó sang ngày khác, không phảỉ là ngày 23/1/2013?

Trích thông báo số 53/TB-VPCP ngày 4/2/2013: 
Ngày 23 tháng 01 năm 2013, tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chủ trì cuộc họp về việc giải phóng mặt bằng Dự án đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hoà Lạc. Tham dự cuộc họp có đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Xây dựng, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất, Đại học Quốc gia Hà Nội, Ban quản lý Dự án và Văn phòng Chính phủ. Sau khi nghe Lãnh đạo Bộ Xây dựng báo cáo và ý kiến của các đại biểu tham dự cuộc họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã kết luận như sau:
1. Thời gian qua, Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nỗ lực chỉ đạo, phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả một số công việc trọng tâm, khắc phục một bước những hạn chế, tồn tại; tập trung củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban quản lý Dự án; hoàn thành việc lập và trình Đề án xây dựng tổng thể Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hoà Lạc; xây dựng kế hoạch vốn năm 2013, giai đoạn I (2013 - 2015) và tiến hành nhiều hoạt động khác.(chinhphu.vn)
 Xem văn bản đầy đủ Ở ĐÂY

Thực tế, công tác đào tạo trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống, xã hội từng ngày từng giờ, không chỉ còn trong đào tạo phổ thông, đào tạo kiến thức, chuyên môn cho thế hệ trẻ, những mầm non của  đất nước. Mà hàng ngày chúng ta vẫn cho “ra lò” các tiến sỹ, thạc sỹ, cao cấp,… là những người nắm trong tay sự điều hành và vận mệnh của đất nước. Đây mới là những nhân tố quan trọng nhất hiện nay có ảnh hưởng ngay, ảnh hưởng trực tiếp đến xã hội. Không biết cũng đã được quan tâm đúng mức chưa nhỉ?

Và không biết là cùng với đào tạo kiến thức thì các khóa học cao cấp sau này có bổ sung chương trình dạy về “đạo đức cao cấp”  nữa không nhỉ?

Vì Mây Hồng mới chỉ học đến trình độ văn hóa phổ thông, đạo đức cũng chỉ ở trình độ phổ thông. Ở trình độ này, Mây Hồng nhớ là cô giáo dạy bài đạo đức đầu tiên là “ sự trung thực” - đức tính quan trọng nhất mà một con người cần phải có.  Trong khi trình độ các Bác, các Cô, các chú càng cao lên, nâng lên thì Mây Hồng lại càng hiếm tìm thấy bài học đạo đức về “ trung thực” ở xung quanh.


-------------------------------------------------
Nguồn gdtd.vn
Bản tin gốc xem Ở ĐÂY

Triển khai Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 và thực hiện Kết luận 51-KL/TW
(GD&TĐ) - Ngày 23/1, Bộ GD-ĐT tổ chức Hội nghị trực tuyến tại 6 điểm cầu của cả nước về triển khai Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 và thực hiện Kết luận số 51 - KL/TW của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành TƯ Đảng. Tham dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bùi Văn Ga, cùng lãnh đạo các Vụ, Cục các trường ĐH các Sở GD-ĐT. Tham dự Hội nghị còn có lãnh đạo và đại biểu của các Ủy ban thuộc Quốc hội, VP Chính phủ các Bộ ngành trung ương và địa phương.
Quang cảnh Hội nghị
Quang cảnh Hội nghị
Góp phần đổi mới căn bản, toàn diện GD Việt Nam
Thay mặt Bộ GD-ĐT báo cáo đề dẫn tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết: Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết TW 2 khóa XIII và 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển GD 2001- 2010, GD Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần quan trọng vào sự nghiệp GD và đổi mới đất nước, song cũng còn không ít yếu kém, bất cập, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Chính vì thế, Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 (gọi tắt là Chiến lược) là một căn cứ quan trọng để Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 của BCH Trung ương Đảng khóa XI và Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2020, Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020 và Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020, nhằm đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; đưa giáo dục nước ta trở thành một nước có nền giáo dục tiên tiến; thực hiện sứ mạng nâng cao dân trí, phát triển nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao và bồi dưỡng nhân tài; góp phần quan trọng xây dựng nền văn hóa, con người Việt Nam.
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cũng nhấn mạnh quan điểm và mục tiêu của chiến lược là thực hiện công bằng xã hội trong GD, nâng cao chất lượng GD vùng khó để đạt được mặt bằng chung, đồng thời tạo điều kiện để các địa phương và các cơ sở GD có điều kiện bứt phá mạnh, đi trước một bước, đạt trình độ ngang bằng với các nước có nền GD phát triển. Trong Chiến lược phát triển GD giai đoạn 2011-2020 của ngành GD bao gồm nhiều điểm mới, góp phần quan trọng thực hiện toàn diện công cuộc đổi mới nền GD nước nhà. 
Chiến lược phát triển giáo dục được chia thành 2 giai đoạn (2011-2015, 2016-2020). Theo đó, giai đoạn 1 sẽ thực hiện đổi mới giáo dục, hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, xây dựng một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp và đại học (ĐH) chất lượng cao và trường ĐH theo định hướng nghiên cứu; đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo ở các trường ĐH, CĐ và TCCN. Giai đoạn 2 sẽ đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, nghề nghiệp, ĐH và thực hiện một số nhiệm vụ của giai đoạn 1 với các điều chỉnh bổ sung. Kết quả thực hiện Chiến lược sẽ được tổng kết vào đầu năm 2021. 
Những điểm mới quan trọng của Chiến lược phát triển GD 2011-2020 bao gồm: Đổi mới về quản lý, sẽ hoàn thiện cơ cấu hệ thống GD quốc dân,  lấy chất lượng làm trọng tâm, tập trung vào quản lý chất lượng GD, xây dựng khung trình độ quốc gia tương thích với các nước trong khu vực và trên thế giới, đảm bảo phân luồng trong hệ thống và liên thông giữa các chương trình GD, cấp học và trình độ đào tạo.
Các chương trình lấy chất lượng làm trọng tâm và tập trung vào quản lí chất lượng. Chuẩn hóa các điều kiện đảm bảo chất lượng, Bộ GD-ĐT sẽ công khai về chất lượng GD và các điều kiện đảm bảo chất lượng khác. Cũng trong giai đoạn phát triển này, sẽ phân tầng chất lượng GD, xây dựng và phát triển các chương trình, mô hình cơ sở GD tiên tiến, chất lượng cao, phát triển hệ thống các trường chuyên, thực hiện phân tầng các cơ sở GD đại học theo định hướng nghiên cứu, định hướng thực hành và định hướng ứng dụng, sẽ thực hiện xếp hạng các cơ sở GD đại học. 
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển nhấn mạnh, đổi mới căn bản và toàn diện hệ thống đào tạo sư phạm mô hình, từ chương trình, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đặc biệt là năng lực sư phạm, các giáo viên phải sử dụng được năng lực tin học và ngoại ngữ trong công việc. Trong giai đoạn này tập trung phát triển các trường sư phạm và đại học sư phạm kỹ thuật trọng điểm. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 tiếp tục hoàn thiện mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015 và duy trì, phát triển cho trẻ em dưới 5 tuổi theo nhu cầu và khả năng của từng địa phương. Chương trình SGK phổ thông mới cũng được Bộ coi trọng theo hướng chú trọng phát triển năng lực học sinh, vừa đảm bảo tính thống nhất trong toàn quốc, vừa phù hợp với đặc thù từng địa phương, sách sẽ chú trọng nội dung giáo dục đạo đức, thể chất, quốc phòng, các giá trị văn hóa truyền thống, giáo dục kỹ năng sống và hướng nghiệp cho học sinh phổ thông.
Theo đó, sẽ đổi mới chính sách tuyển dụng, đánh giá, chế độ đãi ngộ, khuyến khích sự cạnh tranh lành mạnh. Cơ bản các điểm mới trong chiến lược phát triển giáo dục sẽ là điều kiện để ngành giáo dục quyết tâm thực hiện đổi mới toàn diện nền giáo dục và đào tạo. 
Đại biểu tham luận tại Hội nghị. (Ảnh: Minh Hằng)
Đại biểu tham luận tại Hội nghị. (Ảnh: Minh Hằng)
Cần tháo gỡ khó khăn để thực hiện Chiến lược
Hội nghị trực tuyến lần này diễn ra tại 6 điểm, Hà Nội, Thái Nguyên, Nghệ An, Đà Nẵng , Tp. HCM và Cần Thơ. Các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến quan trọng.
Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Phạm Văn Đại chỉ rõ: Mặc dù chất lượng GD mũi nhọn của Hà Nội cao so với cả nước, tuy nhiên, việc dạy và học trong nhà trường hiện nay chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế tri thức. Mạng lưới trường học còn nhiều bất cập, khu vực nội thành HS/lớp đông, số lớp trường cao hơn nhiều so với qui định do tăng dân số cơ học, nhiều nơi còn thiếu CSVC.
Ông Lê Văn Quý- Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Điện Biên cho rằng, Chiến lược phát triển giáo dục và Kết luận số 51 của Hội nghị Trung ương lần 6 cơ bản tạo điều kiện cho GD miền núi phát triển. Theo ông Quý, hệ thống chính sách trong 5 năm qua đã được ban hành và thực hiện khá tốt và Chỉ thị 85 về HS bán trú, Nghị định 49 hỗ trợ học phí cho đào tạo, những chính sách này đã hỗ trợ lớn cho học sinh được đến trường và có đủ SGK để học tập, HS vùng dân tộc khó khăn được đến trường đầy đủ, không bị đói, được mặc ấm.
Tuy nhiên, theo ông Quý, thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục cần tích cực phân cấp quản lí giáo dục. Mục tiêu phân cấp quản lí là tốt nhưng triển khai còn khó khăn, nhất là cấp cơ sở, cụ thể là cấp huyện. Quyết định 115 về phân cấp cũng thực hiện khó khăn ở địa phương, còn nhiều bất cập. Những khó khăn trên dẫn đến việc luân chuyển giáo giáo viên về vùng khó khăn còn hạn chế vì không có kinh phí, do vậy không thuộc thẩm quyền của sở. Hơn nữa, tại những vùng khó khăn, GV muốn về vùng sâu, vùng xa để dạy học cũng khó vì CSVC thiếu thốn, muốn về phải có nơi ăn, ở (hiện tại tỉnh chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu nhà công vụ), do vậy, đề nghị Chính phủ và Bộ GD-ĐT cần xem lại phân cấp, làm như ngành Y tế là được, hoặc phải có hệ thống văn bản đồng bộ. Xây dựng CSVC đồng bộ, chuẩn hóa phải có tài chính vì các tỉnh miền núi hưởng kinh phí chủ yến từ Nhà nước nên khó có thể tự xây dựng.
Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hòa Bình Trần Trọng Đắc nêu kinh nghiệm khi là tỉnh đầu tiên hoàn thành phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi. Theo ông Đắc, kinh nghiệm không có gì quý hơn là sự chuẩn bị, chuẩn bị tốt sẽ mang lại hiệu quả cao, chính vì thế Bộ GD-ĐT cần chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho việc thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục. Sở GD-ĐT Hòa Bình cơ bản sẽ tham mưu cho UBND tỉnh để thực hiện chiến lược. Ông Đắc cũng đề nghị Bộ GD-ĐT cần sớm cho lượng SV sư phạm được tiếp cận với mục tiêu chiến lược này, từ đó khi ra trường những lực lượng này không cần đào tạo, bồi dưỡng lại. Bộ tiếp tục đầu tư cho vùng khó khăn, cần khảo sát cụ thể để có thể phân bổ chính sách được chính xác. Cần phân bổ cho tỉnh miền núi chứ không phân theo bình quân, vùng khó khăn có thể cao hơn. 
Là một tỉnh có đầy đủ điều kiện thuận lợi về con người, địa thế, lịch sử, Sở GD-ĐT Bắc Ninh quyết tâm thực hiện vững chắc việc phổ cập cho trẻ 5 tuổi, phấn đấu nâng số trường chuẩn quốc gia. Tỉ lệ người lao động qua đào tạo đạt 60 - 80% đến năm 2020. Ông Nguyễn Đức Bưởi – Giám đốc Sở cho hay, trong giai đoạn tới để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục tỉnh từng bước thực hiện 12 chương trình đề án, nâng cao chất lượng dạy ngoại ngữ ở trường phổ thông, dạy ngoại ngữ theo chuẩn B2 và theo tham chiếu châu Âu. Bên cạnh đó, ông Bưởi đề nghị, Chính phủ và Bộ sớm hoàn thiện cơ chế chính sách, sớm ban hành tiêu chuẩn cơ cấu trường chất lượng cao, cơ chế tuyển chọn giáo viên và quan trọng phải tăng ngân sách.
Đại diện cho cơ sở GD đại học, GS. Trần Đắc Sử- Hiệu trưởng Trường ĐH GTVT Hà Nội nêu ý kiến, thực hiện được chiến lược phải thực hiện 5 giải pháp mà theo ông là điều kiện cần và đủ. Theo đó, đổi mới quản lí, đổi mới đội ngũ nhà giáo, đổi mới nội dung, phương pháp kiểm tra đánh giá, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, mở rộng hợp tác quan hệ quốc tế. Theo ông Sử, Nhà nước cần có chính sách đối với nhà giáo hơn nữa để thực hiện chiến lược, giúp đời sống giáo viên đủ hơn, từ đó yên tâm công tác trong trường. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chính sách đào tạo nhà giáo, thu hút những giáo viên có năng lực vào trường đại học. Bộ GD-ĐT cần tăng cường đầu từ CSVC, mở rộng diện tích theo chuẩn quốc tế. 
Phần lớn địa phương kiến nghị Bộ sớm quan tâm đến đội ngũ giáo viên có thể đáp ứng với chương trình đào tạo mới. Bộ GD-ĐT cần có bộ tiêu chí khách quan, minh bạch để phân cấp kinh phí cho các trường để phát triển giáo dục. Các trường sẽ tự chủ tự xử lý kinh phí này cho phù hợp, dưới sự giám sát của Bộ. Ngoài ra, một số ngành nghề như bác sĩ Thú y và cử nhân Thú y khi ra trường không được công nhận danh hiệu bằng cấp để làm việc. Vì vậy, Bộ cần bổ sung để tạo sự công bằng trong bằng cấp.
Nhiều đại biểu đồng tình với ý kiến của Sở GD-ĐT Hải Phòng, Sở GD-ĐT Nam Định khi cùng cho rằng, phải thống nhất về quản lý giáo dục nghề nghiệp, xây dựng nguồn nhân lực cho quốc gia và địa phương, hướng tới người học là tâm điểm của chiến lược. Vì vậy, cần có đầu tư của nhà nước và trường đào tạo sư phạm phải là nhân tố đi trước. Thêm nữa, trường chịu trách nhiệm trước xã hội về chất lượng SV khi ra trường nhưng lại không được tự chủ, vẫn phải chịu sự quản lý tài chính, sự điều động của nhà nước thì sẽ khó thực hiện được. 
Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ cho rằng yếu tố quan trọng nhất trong GD đó là con người, đặc biệt là đội ngũ GV, cho nên rất cần có chính sách, có cơ cấu GV vùng miền, có cơ chế giám sát, kiểm tra, đánh giá vấn đề đạt chuẩn của GV, đồng thời thống nhất trong quản lý phân cấp các quận, huyện đều có TT GDTX và dạy nghề, gây lãng phí. Vùng Tây Nam Bộ cần tăng số lượng cơ sở đào tạo để tăng số lượng SV, do các tỉnh còn thiếu nguồn nhân lực. Chất lượng GV thấp, tỉ lệ GV không đạt chuẩn cao, giải quyết bất cập chính sách GD, đầu tư cho GD còn dàn trải, tăng chất lượng đầu vào của SV sư phạm, thu hút SV giỏi vào ngành sư phạm… cũng là ý kiến các đại biểu tại các điểm hội nghị trực tuyến.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chỉ rõ: Trong nhiệm kỳ vừa qua, đặc biệt trong 3 năm trở lại đây Chính phủ đã tập trung đổi mới phát triển đất nước và nguồn nhân lực thông qua nhiều chiến lược quan trọng, đã góp phần đổi mới nhận thức yêu cầu phát triển nhân lực. Các Bộ, ngành, địa phương đều có nhu cầu và có qui hoạch phát triển nguồn nhân lực và triển khai chiến lược 10 năm, kế hoạch phát triển 5 năm. 
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại Hội Nghị. (Ảnh: Minh Hằng )
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại Hội Nghị. (Ảnh: Minh Hằng )
Ngành GD-ĐT cần huy động các nguồn lực cho phát triển, đặc biệt đẩy mạnh công tác XHH GD, Ngành GD có vai trò quan trọng giúp các ngành, các địa phương nâng cao chất lượng GD-ĐT; thực hiện Chỉ thị 02 của Thủ tướng Chính phủ.
Khi hoàn thiện và triển khai Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế” cần lấy ý kiến rộng rãi, coi đây là cơ hội vàng cho ngành phát triển…
Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận nhấn mạnh: Để thực hiện Chiến lược và các đề án cần có nguồn lực tài chính. Đề nghị các Bộ, ngành liên quan tiếp thu ý kiến đại biểu và kết luận của TW để phân bổ ngân sách giáo dục và cập nhật tinh thần này để triển khai. 
Việc luân chuyển GV trên thực tế  triển khai rất khó khăn do điều kiện khách quan. GV chưa đạt chuẩn là bài toán mà ngành GD phải xử lý, giải quyết từng bước. Vấn đề qui hoạch mạng lưới các trường CĐ, ĐH Bộ GD-ĐT đã  làm xong dự thảo. Hệ thống các trường phổ thông và MN cần tính toán và rà soát lại, ưu tiên đầu tư CSVC cho phổ cập MN 5 tuổi, vùng GD dân tộc, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng khó khăn.
Đề nghị các Sở GD-ĐT, các địa phương khi triển khai Chiến lược phát triển GD và thực hiện Kết luận số 51-KL/TW có tổ chức sinh hoạt rộng rãi trong nội bộ ngành, tổ chức quần chúng để hiến kế nâng cao chất lượng GD, hạn chế tiêu cực, chủ động tham mưu cho các cơ quan chủ quản địa phương và bộ ngành quản lý. Các bộ, ngành phối hợp giúp đỡ Bộ GD-ĐT tăng cường nguồn lực phát triển GD...
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận phát biểu tại Hội Nghị. (Ảnh: Minh Hằng)
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận phát biểu tại Hội Nghị. (Ảnh: Minh Hằng)
 
9 chương trình hành động của ngành GD-ĐT triển khai chiến lược giai đoạn 2011 - 2020 và Kết luận số 51- KL/TW:
1. Tiếp tục nghiên cứu, hoàn chỉnh Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”, trình Ban Cán sự Đảng Chính phủ vào tháng 7/2013.
2. Thực hiện phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020.
3. Khắc phục cơ bản trong dạy thêm, thi cử, lạm thu và sử dụng các nguồn thu không đúng mục đích; tiêu cực trong đào tạo vừa làm vừa học, đào tạo liên kết với nước ngoài.
4. Hoàn thiện qui hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ. Chỉ đạo chặt chẽ việc cho phép thành lập, cho phép hoạt động đối với các trường ĐH, CĐ mới, đảm bảo yêu cầu về chất lượng theo qui định của pháp luật. Đánh giá và có giải pháp phù hợp để triển khai bảo đảm hiệu quả, khách quan việc xây dựng các trường ĐH trọng điểm, trường ĐH đạt trình độ khu vực và quốc tế.
5. Triển khai Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 5/12/2011 của Bộ Chính trị về phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập GD tiểu học và THCS; tăng cường phân luồng HS sau THCS và xóa mù chữ cho người lớn.
6. Tăng cường dạy và học ngoại ngữ, tin học trong hệ thống GD quốc dân.
7. Đổi mới chương trình và SGK GD phổ thông sau năm 2015.
8. Giải quyết tình trạng trường học xuống cấp và tạm bợ ở vùng sâu, vùng xa.
9. Tiếp tục hoàn thiện, cải tiến chế độ, chính sách đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý GD. Thực hiện luân chuyển GV để giải quyết chính sách đối với GV ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
  Việt Hoa

Thư của Mây Hồng gửi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thứ Sáu ngày 13 có gì lạ thường?


Nguồn hoahoctro.vn
Xem bản tin nguồn bài đăng TẠI ĐÂY

Năm 2013 có 2 ngày Thứ Sáu ngày 13, một trong tháng 9 và một trong tháng 12. Bạn sẽ phải đối mặt với gì nào?
Theo từ điển Bách khoa mở  Thứ Sáu ngày 13 của bất kỳ tháng nào trong bất kỳ năm nào được xem như một ngày kém may mắn.
Nỗi sợ bắt nguồn từ thời cổ đại, khi số 13 và thứ Sáu – hai điều mang lại vận đen kết hợp với nhau thì tạo nên một ngày vô cùng bất hạnh.
1friday_hht

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

13 câu hỏi dành cho Kế toán trưởng Ban quản lý dự án xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc –nhân sự kiện đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị đến kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 tại Bộ Xây dựng.

1. Chị Anh Thư à, cho đến bây giờ chị cũng chưa biết mặt Mây Hồng, tất cả thông tin và chuyện trò chị và Mây Hồng chỉ nói chuyện qua trang G+ và email. Vậy cho Mây Hồng hỏi thật, chị có tin là Mây Hồng đang làm tất cả vì chị không?

2. Một câu hỏi thú vị đây. Theo chị thì Mây Hồng là 1 người hay nhiều người, là đàn ông hay đàn bà, đã lập gia đình chưa?  Chị có đoán ra Mây Hồng là ai không? Và lý do mà Mây Hồng có tất cả dữ liệu và hồ sơ của chị không? Nếu Mây Hồng tự nhận chính là Anh Thư thì chị có ngại liên lụy và bị ảnh hưởng đến mình hay không?

3. Theo như Mây Hồng tự linh cảm về diễn biến sự việc, thì đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị có hỏi về các sai phạm trong thực hiện NQTW 4 tại Bộ Xây dựng và Ban QLDA ĐHQGHN, nhưng các cán bộ của Bộ Xây dựng nói chị đã có văn bản báo cáo bị mất toàn bộ tài liệu gốc trong lần đến làm việc với Tổng biên tập Báo Người Cao tuổi là Ông Kim Quốc Hoa. Vậy chị có thể khẳng định vẫn còn lưu giữ toàn bộ những tài liệu gốc này để đối chiếu khi cơ quan Nhà nước yêu cầu hay không? Vì hiện nay, các tài liệu được trình ra cho đoàn kiểm tra, lại không đúng bảng gốc mà chị đang có và Mây Hồng cũng đã đăng ở trên đây.

4. Được biết chị là người có niềm tin về tâm linh, vậy chị có tin rằng mình đủ đức, đủ tâm để mọi việc được giải quyết và trả lại danh dự cho chị hay không?

Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013

Các tài liệu và dữ liệu liên quan đến sai phạm của Bộ Xây dựng trong thực hiện dự án xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc




Chị Anh Thư à, Mây Hồng nghĩ rằng chị chắc chắn đã tu được nhân và tích được đức, có điều gì đó phải rất đặc biệt, mới khiến cho mọi việc thay đổi cục diện và một Mây Hồng nỗ lực hết mình vì chị như vậy.

Những việc Mây Hồng làm có sự tính toán và kế hoạch cụ thể, cũng như từng bước đi không vội vàng.  Và với Mây Hồng thì đúng là cuốn hết thời gian vào đây. 

Và toàn bộ sản phẩm của Mây Hồng trong gần 6 tháng trên G+ với các Blog và Cộng đồng Anh Thư Nước Việt là đây. Mây Hồng xin tặng lại chị như một món quà may mắn cho người xứng đáng được hưởng.
Mây Hồng cho rằng, mặc dù bị vướng vào những chuyện thị phi, thiệt thòi rất nhiều vì bị "trù dập", bị những kẻ suy đồi đạo đức hành hạ, nhưng với chị lại là may mắn không phải là rủi ro. Vì chính trong thời gian này chị mới được thử thách nhiều nhất về sự kiên trì, nhẫn nại. Chị cũng phải tự thân vận động để xoay sở bảo vệ mình bằng chính sự hiểu biết pháp luật và chuyên môn.Tưởng chừng với một con người như chị sẽ không thể làm được, vậy mà chị đã làm được rồi đấy.

Đến giờ này thì mọi việc chỉ còn chờ đợi kết quả thôi, vì vấn đề của dự án này sai phạm quá nghiêm trọng rồi, cũng đi vào bế tắc không lối ra và phải xử lý chứ cũng chẳng tháo gỡ được nữa. Rõ ràng tất cả những tiên đoán của Mây Hồng dành cho chị trước đó đều gần như được xác thực rồi đúng không? Về việc có sự thay đổi nhân sự Lãnh đạo cấp cao chỉ đạo dự án, về việc dự án này sẽ bị dừng để chuyển sang mục tiêu đầu tư khác, về việc dự án sẽ nằm trong số các dự án chỉ đạo đầu tiên của Ban chỉ đạo Trung ương PCTN thuộc Bộ Chính trị, về việc những cán bộ sai phạm sẽ bị xử lý phát luật rất nặng nề nếu không biết đường ăn năn sám hối. Mà tội lỗi của họ ngoài việc tham lam, bán rẻ đạo đức, hành hạ chị, còn một cái tội rất lớn là "phá hoại và báng bổ tâm linh ở vùng Hòa Lạc này". Và đó chính là sự ra tay của Thần Linh, mà dù có thế lực, che chắn đễn đâu thì những kẻ đó cũng không thoát ra được nữa.

Có lẽ ngày hôm nay, thì cũng nên nói cho mọi người  hiểu sự thật. Bởi vì sự thật đó lại như một phép màu, là phần thưởng từ niềm tin tâm linh mang đến cho chị. Và Mây Hồng để lại điều bí mật này để chị là người phát ngôn, nếu chị  muốn nói. 

Với Mây Hồng thì khoảng thời gian gần 6 tháng (đến 17/9) tham gia trên G+ đã mang đến rất nhiều kỷ niệm. Mây Hồng cũng khám phá thêm khả năng của chính mình, cũng trang bị thêm cho Mây Hồng nhiều kỹ năng, làm cho Mây Hồng luôn vui và hứng khởi. Vậy là Mây Hồng phải cảm ơn chị đấy .

Mây Hồng luôn coi trang G+ là sự tập dượt, vui vẻ các Blog cũng vậy, chỉ là sự thỏa mãn đam mê viết lách và trình bày, nhưng không ngờ đã tiếp cận thế giới ảo và phát hiện ra quá nhiều bất ổn, nhiều mặt trái làm ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta, vì vậy đã làm cho Mây Hồng tự gia tăng ý thức trách nhiệm của một công dân với nhân dân và đất nước. Mây Hồng sẽ tận dụng những điều này để hướng tới mục tiêu có ích trong các kế hoạch của Mây Hồng.

Đã đến lúc Mây Hồng dành thời gian để chăm chút cho chính mình rồi..............

Và đến lúc chị cũng phải tự lo lắng cho mình rồi nhé!

Mây Hồng 8/9/2013

Xem bài có liên quan tại đây




Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

TÌM HIỂU LỊCH SỬ: Vì sao không thấy bóng dáng đàn ông trong cuộc chiến đấu chống quân quân Hán xâm lược của Hai Bà Trưng


Vì sao mà Hai Bà Trưng phải phất cờ khỏi nghĩa để chống quân XÂM LƯỢC . Và đội quân của Hai Bà cũng chỉ toàn là nữ nhi má thắm quần hồng. Vậy đàn ông đi đâu mà không làm việc này?


Các Bạn thân mến, sau khi Mây Hồng đưa ra câu hỏi thì đã nhận được rất nhiều câu trả lời của bạn bè, tuy nhiên chưa có câu trả lời nào đúng.

Sự thật là Mây Hồng đã dày công nghiên cứu, thu thập và có toàn bộ căn cứ để đưa ra đáp án của câu trả lời này, tuy nhiên qua các câu trả lời tham gia của các Bạn thì Mây Hồng biết thêm là các bạn không có thêm căn cứ nào kết nối với đáp án mà Mây Hồng đang nắm giữ. Vì vậy, Mây Hồng phân tích và chuyển hướng như sau:

Về suy nghĩ của đảng viên Đỗ Thị Anh Thư- Kế toán trưởng Ban QLDA ĐHQGHN tại Hòa Lạc xung quanh sự việc Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị kiẻm tra việc thực hiện NQTW 4 và Chỉ thị 03 tại Bộ Xây dựng

Chị Anh Thư  và Mây Hồng đã thống nhất, không nói về chuyện của chị và dự án ĐHQGHN nữa, vì chị có niềm tin vào các Lãnh đao cao nhất, niềm tin tuyệt đối vào Đảng.

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc tại Bộ Xây dựng lần này, xử lý như thế nào chị cũng ủng hộ vì còn phải đứng trên lợi ích cao nhất của Đảng, của đất nước, hơn nữa ở cấp cao nhất của tổ chức Đảng thì các cán bộ sẽ làm việc rất đúng nguyên tắc kỷ luật của Đảng nên không có điều gì phải băn khoăn.

Chị Anh Thư chỉ mong khi đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị kiểm tra công tác Đảng tại Đảng ủy Ban QLDA ĐHQGHN, ngoài việc xử lý các cán bộ đảng viên sai phạm trong việc thực hiện dự án thì Đoàn lưu tâm chỉ đạo làm rõ việc chị bị "trù dập" và khai trừ chị ra khỏi đảng vô nguyên tắc để các cán bộ này phải bị xử lý thích đáng, giúp cho chị Anh Thư “được khôi phục lại mọi quyền lợi chính trị của đảng viên, vì đây là danh dự, là lời thề của chị trước lá cờ của Đảng”. Việc ở lại trong tổ chức đảng, hay ra đi là do chị quyết định chứ không phải do những con người suy đồi đạo đức tại cơ sở Đảng này quyết định một cách vô nguyên tắc lơi dụng chức vụ, quyền hạn hành xử đối với chị như vậy được.

ĐỐI ĐÁP: ngày 5/9/2013

1. Câu hỏi của Dailoan Vo: “+Mây Hồng ơi, đã bị khủng hoảng điều chi mà xuất chúng hơn  người bình thường quá hè.Có thể chia sẻ thêm với cộng đồng cho nguôi ngoai !”

MH trả lời như sau:
Ý thứ nhất: Khủng hoảng của Mây Hồng thì không có, mà vì bọn phá hoại làm cho đất nước khủng hoảng mà Mây Hồng mới tham gia để bảo vệ đất nước thôi.
Ở trong bài đăng trên Mây Hồng đã nói:
“Đối với MH  bạn là bạn, kẻ thù là kẻ thù, MH không cần biến kẻ thù thành bạn. Và kẻ thù của dân tộc VN cũng là  kẻ thù của MH.”
Ý thứ 2: Mây Hồng không thấy mình có gì xuất chúng, chỉ khác là Mây Hồng nói lên suy nghĩ của mình. Tất cả những điều này là bình thường mà một người  bình thường đều suy nghĩ và làm như vậy.

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

Không thể dung túng cho những cán bộ đảng viên suy đồi đạo đức nhân danh tổ chức đảng của Bộ Xây dựng


Nếu sự việc "tày trời " về suy thoái đạo đức của cán bộ đảng viên ở Bộ Xây dựng này mà không được đoàn kỉểm tra của Bộ Chính trị làm rõ và xử lý kỷ luật các cán bộ đảng viên vi phạm, thì đừng nói là nhân dân chúng tôi mất niềm tin mà chính xác là không tinkhi mà đã lên đến cấp cao nhất của  Đảng mà còn dung túng cho cái xấu, cho những kẻ suy đồi đạo đức và tất cả những gì Nghị Quyết Trung ương 4 chỉ ra là sự "phù phép" để làm dịu sự căm phẫn, bức xúc của nhân dân đối với một tổ chức lấy mục tiêu tôn chỉ là vì nhân dân nhưng lại không vì nhân dân phục vụ.

Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2013

Cần hiểu đúng Nghị định 72 về quản lý Internet

Nguồn: VOV điện tử
Xem bản tin gốc ở đây
  • Cập nhật lúc: 14:51, 31/08/2013

Cần hiểu đúng Nghị định 72 về quản lý Internet
VOV.VN -Tinh thần của Nghị định 72 là cởi mở và những người sử dụng Internet không có gì phải lo ngại.
Ngày 1/9, Nghị định 72 của Chính phủ về việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng chính thức có hiệu lực. Mặc dù các cơ quan chức năng đã giải thích rõ ràng rằng, Nghị định 72 nhằm tạo hành lang minh bạch cho sự phát triển internet tại Việt Nam, song, cộng đồng sử dụng internet vẫn không khỏi băn khoăn, thậm chí một số tờ báo còn có cách giải thích sai, gây hiểu nhầm cho người sử dụng, nhất là việc chia sẻ thông tin trên mạng xã hội.