Vì sao mà Hai Bà Trưng phải phất cờ khỏi nghĩa để chống quân XÂM LƯỢC . Và đội quân của Hai Bà cũng chỉ toàn là nữ nhi má thắm quần hồng. Vậy đàn ông đi đâu mà không làm việc này?
Các Bạn thân mến, sau khi Mây Hồng đưa ra câu hỏi thì đã
nhận được rất nhiều câu trả lời của bạn bè, tuy nhiên chưa có câu trả lời nào
đúng.
Sự thật là Mây Hồng đã dày công nghiên cứu, thu thập và có
toàn bộ căn cứ để đưa ra đáp án của câu trả lời này, tuy nhiên qua các câu trả
lời tham gia của các Bạn thì Mây Hồng biết thêm là các bạn không có thêm căn cứ
nào kết nối với đáp án mà Mây Hồng đang nắm giữ. Vì vậy, Mây Hồng phân tích và chuyển
hướng như sau:
Có một thực tế là tất cả chúng ta nhận thấy, phần ghi chép
lịch sử về khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là chưa đầy đủ, vì tuyệt nhiên không
thấy lực lượng và vai trò của những người đàn ông, trừ sự việc chồng của Trưng
Trắc là Thi Sách bị giặc giết chết. Trong đội quân của Hai Bà cũng toàn là nữ,
kể cả tướng lĩnh. Không lẽ đàn ông lại khoanh tay đứng nhìn, vì đây không phải
chỉ là mâu thuẫn của cá nhân, dòng họ mà là chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược
đến từ nước Hán do Thái thú Tô Định cầm đầu.
Một sự thật như Mây
Hồng đặt câu hỏi là điều rất khó giải thích, vì bản chất của đàn ông Việt Nam là
tính thể diện rất cao. Bên cạnh đó thì phụ nữ Việt Nam lại rất nhu mì. Truyền thống từ
xa xưa thì phụ nữ tuy rất dũng cảm, nhưng lại không ham hố quyền lực. Chúng ta
không có những Nữ hoàng tàn bạo như Võ Tắc Thiên của Trung Quốc.
Như vậy, trong ghi chép của lịch sử nếu không có vai trò
hùng hậu của đàn ông trong cuộc khỏi nghĩa Hai Bà Trưng thì là một dấu hỏi còn
bỏ lửng mà những nhà lịch sử học sẽ phải nghiên cứu, tìm tòi để trả lời cho
chúng ta.
Và đó là việc làm của Nhà nước với trách nhiệm với lịch sử
nước nhà, cá nhân Mây Hồng không có trách nhiệm và thẩm quyền làm việc này. Sau này khi có các két quả
nghiên cứu, nếu trùng khớp Mây Hồng không cần phải có ý kiến, nếu không trùng
khớp thì Mây Hồng sẽ tham gia dưới góc độ đối chiếu và phản biện để giúp các
nhà lịch sử học ghi chép bổ sung lịch sử thật rõ ràng và chính xác.
Mây Hồng chỉ có một gợi mở cho đáp án này: dù lịch sử đã không được ghi chép rõ ràng, nhưng đàn ông Việt Nam không hổ danh là “phái mạnh” đâu các bạn à!
P/s: Nếu Mây Hồng là một đáng nam nhi thì Mây Hồng sẽ rất trăn
trở cho hai dẫn chứng được ghi tại Bách khoa toàn thư điện tử như sau:
Đánh giá[sửa]
Trưng Trắc, Trưng Nhị là
đàn bà, hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, cùng 65 thành ở
Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể
thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương. Tiếc rằng nối sau họ
Triệu cho đến trước họ Ngô, trong khoảng hơn nghìn năm, bọn đàn ông chỉ cúi đầu
bó tay, làm tôi tớ cho người phương Bắc, há chẳng xấu hổ với hai chị em họ
Trưng là đàn bà hay sao? Ôi ! Có thể gọi là tự vứt bỏ mình vậy
Hai Bà Trưng thuộc phái
quần thoa, thế mà hăng hái quyết tâm khởi nghĩa, làm chấn động cả triều đình
Hán. Dẫu rằng thế lực cô đơn, không gặp thời thế, nhưng cũng đủ làm phấn khởi lòng
người, lưu danh sử sách. Kìa những bọn nam tử râu mày mà chịu khép nép làm tôi
tớ người khác, chẳng những mặt dày thẹn chết lắm !
Xét về Hai Bà Trưng, có thể nói là bậc nữ
kiệt hiếm có trong lịch sử Việt Nam nói riêng và lịch sử thế giới nói chung. Đặc biệt là
thân phận của nữ nhi thời phong kiến bị xem thường, vậy mà dám nổi dậy mưu toan
nghiệp lớn, đền nợ nước, trả thù nhà, điều đó ngay đến đấng mày râu cũng chưa
chắc đã có mấy ai được như vậy. Mặc dù cuộc khởi nghĩa này cuối cùng bị thất
bại, nhưng công lao và sự nghiệp hiển hách của hai bà vẫn không thể phai mờ
được. Những lời ngợi ca trên tưởng cũng không phải là ngoa.
Đánh giá[sửa]
------------------------------------------------------------------------------
Bài đăng của Mây Hồng
Được chia sẻ công khai - 03-09-2013
15
1
Hiển thị các nhận xét bị xóa vì spam.
Trả lời
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét