Khi tìm hiểu về thân thế sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên
Giáp, xem những bức ảnh tư liệu về Ông, Mây Hồng luôn thấy có nhiều bức hình
Ông chụp cùng với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trong những bức hình đó, Mây Hồng xem mà có cảm tưởng như có
thể thấy được tình cảm thương yêu, trìu mến, tin tưởng và gần gũi của Chủ tịch
Hồ Chí Minh dành cho Tướng Giáp, cũng như tình cảm vô cùng trân quý và biết ơn
của Tướng Giáp dành cho Chủ tịch.
Và một câu hỏi mà Mây Hồng bấy lâu nay đi tìm mà chưa có lời
giải: ĐIỀU GÌ ĐÃ LÀM NÊN HUYỀN THOẠI MỘT TƯỚNG GIÁP? Thì đến bây giờ Mây Hồng
đã có thể trả lời chắc chắn được rồi.
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH CHÍNH LÀ NGƯỜI ĐÃ MANG ĐẾN CHO NHÂN DÂN
VIỆT NAM
MỘT HUYỀN THOẠI LÀ TƯỚNG GIÁP.
Chính Người đã nhìn thấy bản lĩnh của một thiên tài quân sự lỗi lạc ẩn
giấu bên trong vẻ mộc mạc, chân chất của một thày giáo trường làng.
Chính Người đã tin tưởng giao trọng trách cầm quân và sứ mệnh lịch sử
hệ trọng nhất của dân tộc cho một người rất trẻ tuổi và tưởng chừng như khả năng và sở trường chẳng có gì liên quan đến quân sự.
TƯỚNG GIÁP là một thiên tài về dùng binh, còn CHỦ TỊCH HỒ
CHÍ MINH là một thiên tài về dùng người.
TƯỚNG GIÁP là một Tổng tư lệnh chỉ huy quân sự lỗi lạc trên chiến
trường, còn CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH là một Tổng tư lệnh chỉ huy chính trị và quân
sự lỗi lạc trên mọi trận địa.
ĐIỀU ĐÃ LÀM NÊN HUYỀN THOẠI MỘT TƯỚNG GIÁP chính là tình cảm và sự tin tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho Vị tướng trẻ tuổi đã mang đến một bệ phóng để TƯỚNG GIÁP liên tiếp ghi những chiến công báo đáp công ơn tới Người Lãnh tụ vĩ đại đã rất mực yêu thương và tin tưởng tuyệt đối vào mình.
Mây Hồng 5/10/2013
Những bức ảnh lịch sử về Tướng Giáp
Thứ sáu, 04/10/2013, 20:49 (GMT+7)
Sự kiện: Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần
Cuộc đời và sự nghiệp lẫy lừng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được phác họa chân thực, sống động qua những bức ảnh lịch sử.
Những bức ảnh dưới đây phần nào phác họa chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhà chỉ huy quân sự tài ba lãnh đạo nhiều chiến dịch lớn giải phóng dân tộc.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/8/1911. Năm 37 tuổi, ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh trao quân hàm Đại tướng.
Đại tướng và phu nhân, bà Quang Thái trong một lần chụp ảnh tại Hà Nội. Bà là người vợ đầu của tướng Giáp, là em nhà cách mạng Nguyễn Thị Minh Khai và là thân mẫu của tiến sĩ Võ Hồng Anh. Bà Thái sinh năm 1915, hy sinh năm 1944.
Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp làm việc tại chiến khu Việt Bắc năm 1949.
Năm 1950, trên đường đi chiến dịch biên giới, Đại tướng thăm Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng cùng Trung đoàn trưởng Thái Dũng (ngồi bên trái) nghiên cứu sơ đồ tác chiến chiến dịch biên giới.
Đại tướng cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng dự Đại hội thể dục thể thao quân đội tại Câu lạc bộ Quân nhân Hà Nội (1959).
Cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phó Thủ tướng Phạm Hùng với Đoàn đại biểu anh hùng chiến sĩ thi đua các lực lượng vũ trang quân giải phóng miền Nam ra thăm miền Bắc (11/1/1965).
Khen ngợi nhân dân địa phương và anh chị em công nhân đội vận tải thuyền sông Gianh (Quảng Bình) đã góp phần tích cực vận chuyển hàng ra tiền tuyến (1968).
Thăm đơn vị lão dân quân Hoằng Hóa (Thanh Hóa), đơn vị bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng trường tại lễ duyệt binh nhân ngày Quốc khánh 2/9/1973.
Cùng Tư lệnh Đồng Sĩ Nguyên và Chính ủy Đoàn 559 Đặng Tính nói chuyện tại một lán rừng Trường Sơn (3/1973).
Đại tướng chụp ảnh cùng Tổng Bí thư Đảng cộng sản Liên Xô Leonid Brezhnev (giữa) và Nguyên soái Dmitriy Ustinov.
Tướng Giáp thăm Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế (4/1976).
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm lại Điện Biên Phủ năm 1994.
Đại tướng tiếp Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara năm 1995. Trong dịp gặp các phái đoàn Mỹ, Đại tướng đã giải thích cho họ hiểu rõ hơn về chiến tranh nhân dân Việt Nam: "Vị tướng giỏi nhất Việt Nam là nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Người Mỹ thua Việt Nam bởi vì chưa hiểu vị tướng ấy".
Năm 2006, trong chuyến thăm Việt Nam, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez đã tặng đại tướng Võ Nguyên Giáp phiên bản thanh bảo kiếm của anh hùng Simón Bolívar.